Thông qua buổi tập huấn thầy cô đã được cung cấp các kiến thức cơ bản về giới, bạo lực trên cơ sở giới; nguyên nhân và hậu quả của bất bình đẳng giới. Bên cạnh đó, khóa tập huấn cũng giúp học viên nhận diện được các hành vi bạo lực học đường trên cơ sở giới; chỉ ra được mối liên hệ giữa bất bình đẳng giới với các hành vi bạo lực trên cơ sở giới và vấn đề an toàn của học sinh trong trường học.
Cô Trần Thị Kim Ngân - Phó trưởng phòng GDTrH phát biểu tại buổi tập huấn
Lồng ghép giới đã được quốc tế và Việt Nam công nhận là một biện pháp chiến lược quan trọng để đạt được bình đẳng giới. Các quốc gia và nhân loại muốn phát triển thịnh vượng, bền vững đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực phát triển có chất lượng cao; để đạt được điều này, đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là đặc biệt quan trọng. Bởi vì, thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục là góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ phát triển toàn diện, đóng góp hiệu quả vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, lao động việc làm, văn hóa, xã hội và gia đình. Do đó, lồng ghép giới trong quản lý, giáo dục học sinh ở trường phổ thông được xem như là một giải pháp trước mắt và chiến lược lâu dài để thúc đẩy bình đẳng giới trong nhà trường và xã hội.
Để đạt được mục tiêu này, lồng ghép giới trong công tác quản lý, giáo dục học sinh ở bậc Trung học phổ thông nói riêng và trong trường học nói chung là hết sức cần thiết bởi những lý do:
- Xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, an toàn và thân thiện; không có định kiến giới, phân biệt đối xử về giới và bạo lực trên cơ sở giới;
- Cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường;
- Đảm bảo việc thực thi và bảo vệ các quyền cơ bản của học sinh, góp phẩn đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Việc xây dựng môi trường lớp học, trường học thân thiện, an toàn, bình đẳng là một trong các yếu tố cơ bản đáp ứng các quyền con người cơ bản của học sinh; giúp học sinh mỗi ngày đến trường đều được vui vẻ, được tôn trọng và cảm thấy hạnh phúc, an toàn trong môi trường học đường.
Để làm được điều đó, nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải thực hành lồng ghép giới trong công việc hàng ngày của mình; coi việc lồng ghép giới vừa là biện pháp, vừa là phương tiện hữu hiệu để xây dựng lớp học, trường học thân thiện, an toàn và bình đẳng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tên lớp | Xếp hạng |
---|---|
10A1 | 1 |
11A1 | 2 |
12A1 | 3 |
Xem chi tiết |